Quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm của trường.Trường thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tổ chức bộ máy, biên chế, nhân sự, tổ chức các hoạt động đào tạo, khoa học và công nghệ, tài chính theo quy định của pháp luật đối với đơn vị sự nghiệp công lập, cụ thể như sau:
1. Tổ chức, nhân sự Mã các trường Đại học ở Hà Nội, mã ngành, tổ hợp xét tuyển Cao đẳng Công nghệ in
a) Quyết định thành lập, tổ chức lại và giải thể các tổ chức trực thuộc theo cơ cấu tổ chức đã được Bộ Thông tin và Truyền thông phê duyệt;
b) Xây dựng, bổ sung, điều chỉnh đề án vị trí việc làm trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt ; Đề xuất số lượng người làm việc hàng năm trình Bộ Thông tin và Truyền thông phê duyệt;
Tên trường: Cao đẳng Công nghiệp In
Tên tiếng Anh: College of Printing Industry
Mã trường:
Loại trường: Công lập
Hệ đào tạo: Cao đẳng - Trung cấp - Sơ cấp - liên thông - hợp tác quốc tế
Chuẩn đầu ra các ngành Khung đào tạo trình độ trung cấp chuyên nghiệp
Các ngành đào tạo trình độ cao đẳng,Khung chương trình Các ngành đào tạo trình độ cao đẳng
Địa chỉ: Đường Cầu Diễn, phường Phúc Diễn, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Email: tinhnxk42t@gmail.com; tuyensinhin.cci@gmail.com
Website: http://www.cdcnin.edu.vn/
Facebook: www.facebook.com/CaodangCongnghiepIn/
c) Quyết định bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, cách chức các chức danh lãnh đạo (trưởng, phó) các tổ chức trực thuộc theo quy định của pháp luật và phân cấp của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông;
d) Thực hiện việc tuyển dụng, sử dụng và quản lý cán bộ, công chức, viên chức và người lao động theo các quy định của nhà nước và phân cấp của Bộ Thông tin và Truyền thông;
đ) Ban hành các quy định, quy chế quản lý nội bộ phù hợp với các quy định hiện hành;
a) Xây dựng và tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch phát triển của Trường phù hợp với chiến lược phát triển giáo dục và quy hoạch mạng lưới các trường cao đẳng của nhà nước;
b) Xây dựng, thẩm định, ban hành chương trình, giáo trình, kế hoạch giảng dạy, học tập đối với các ngành nghề Trường được phép đào tạo trên cơ sở chương trình khung của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội;
c) Xây dựng các chương trình bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ để cập nhật và nâng cao kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp của người học theo hướng đáp ứng yêu cầu của thực tiễn và hội nhập quốc tế;
d) Tổ chức và quản lý đào tạo theo quy định của Luật Giáo dục đại học; tổ chức đào tạo các ngành, chuyên ngành tại nơi đủ điều kiện và đã được cơ quan có thẩm quyền cho phép; thực hiện đánh giá quá trình đào tạo và kết quả học tập của người học theo quy định tại các quy chế đào tạo của Trường;
đ) Tổ chức, quản lý, đánh giá quá trình đào tạo đối với chương trình liên kết đào tạo với nước ngoài thực hiện theo quy định hiện hành của Việt Nam về hợp tác, đầu tư với nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo;
e) Được thỏa thuận, cam kết công nhận, chuyển đổi tín chỉ, kết quả học tập và các nội dung khác liên quan đến học tập khi thực hiện trao đổi sinh viên trong và ngoài nước trên cơ sở đảm bảo khối lượng kiến thức của chương trình đào tạo;
g) Tổ chức hoạt động trợ giảng theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, Hiệu trưởng quy định cụ thể tổ chức, hoạt động trợ giảng trong Trường;
h) Xác định chỉ tiêu và tổ chức tuyển sinh theo quy đinh của pháp luật, tổ chức các hoạt động đào tạo, công nhận tốt nghiệp, in ấn và cấp văn bằng theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội. Báo cáo Bộ Thông tin và Truyền thông công tác tuyển sinh của Trường theo quy định;
i) Thực hiện đảm bảo chất lượng đào tạo và kiểm định chất lượng đào tạo được quy định của Luật Giáo dục nghề nghiệp;
k) Kiến nghị với Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội cho phép mở thêm các ngành, nghề đào tạo khi có đủ điều kiện và xã hội có nhu cầu về nhân lực.
a) Xây dựng định hướng phát triển khoa học và công nghệ cho từng giai đoạn và kế hoạch khoa học và công nghệ theo giai đoạn và hàng năm;
b) Tham gia đề xuất, tuyển chọn, tư vấn, phản biện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ; xây dựng và ký kết các hợp đồng khoa học công nghệ; nghiệm thu, tổ chức đánh giá kết quả hoạt động khoa học công nghệ; hỗ trợ xác lập và bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, thương mại và chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ theo quy định hiện hành;
c) Xây dựng và triển khai thực hiện các dự án đầu tư phát triển khoa học và công nghệ, dự án tăng cường năng lực nghiên cứu;
d) Xây dựng các nhóm nghiên cứu-giảng dạy kết hợp chặt chẽ giữa nghiên cứu khoa học với hoạt động đào tạo, tổ chức hoạt động nghiên cứu khoa học cho giảng viên và người học;
đ) Thiết lập các hoạt động hợp tác trong và ngoài nước về khoa học và công nghệ;
e) Xây dựng cơ sở dữ liệu và hệ thống thông tin về hoạt động khoa học và công nghệ; trao đổi thông tin khoa học và công nghệ với các cơ sở đào tạo, nghiên cứu khác ở trong và ngoài nước;
g) Tổ chức thực hiện nghiên cứu các đề tài, nhiệm vụ khoa học và công nghệ, thực hiện các dự án sản xuất thử nghiệm, tư vấn, chuyển giao công nghệ do Bộ Thông tin và Truyền thông giao hoặc trên cơ sở hợp đồng hợp tác với các tổ chức trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật;
h) Xuất bản các ấn phẩm khoa học, tài liệu, giáo trình phục vụ cho các hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ của trường theo quy định pháp luật và hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Thông tin và Truyền thông.
i) Quản lý hoạt động khoa học và công nghệ theo quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Khoa học và Công nghệ và các cơ quan có liên quan.
4. Quản lý tài chính, tài sản
a) Quản lý các nguồn thu, xây dựng và thực hiện kế hoạch thu, chi tài chính trong và ngoài ngân sách theo quy định của pháp luật và hướng dẫn của Bộ Thông tin và Truyền thông;
b) Quản lý tài sản theo quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông và các quy định của pháp luật;
c) Hợp tác liên doanh, liên kết, nhận tài trợ, góp vốn với các tổ chức, cá nhân ở trong và ngoài nước để đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cao phục vụ sự phát triển của trường và xã hội theo quy định của pháp luật;
d) Được huy động vốn trong cán bộ, công chức, viên chức, người lao động để phục vụ mục tiêu đào tạo, nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ, sản xuất - kinh doanh, dịch vụ theo quy định của pháp luật;
5. Hợp tác quốc tế
a) Xây dựng, trình Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông kế hoạch, chương trình hợp tác quốc tế ngắn hạn, trung hạn và dài hạn của Trường và tổ chức thực hiện sau khi được phê duyệt;
b) Thực hiện đàm phán, ký kết các thỏa thuận hợp tác với các đối tác nước ngoài và tổ chức triển khai thực hiện theo quy định của pháp luật và của Bộ Thông tin và Truyền thông.
c) Xây dựng cơ sở dữ liệu, hệ thống thông tin về hoạt động hợp tác quốc tế;
d) Hợp tác với các tổ chức, cá nhân nước ngoài trong công tác đào tạo và nghiên cứu khoa học, thực hiện các dự án, đề án, đề tài, tổ chức các hội nghị, hội thảo theo quy định của pháp luật và của Bộ Thông tin và Truyền thông;
đ) Lập kế hoạch và mời giảng viên, cán bộ khoa học, chuyên gia nước ngoài đến làm việc, giảng dạy và trao đổi kinh nghiệm tại Trường trình Bộ Thông tin và Truyền thông phê duyệt;
e) Cử cán bộ đi học tập, tham quan, khảo sát ở nước ngoài theo quy định của pháp luật và phân cấp của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông.