-
Chuyên viên là gì?
Về cơ bản, chuyên viên đúng là cấp bậc cao hơn so với nhân viên. Khi tuyển chuyên viên ở bất kì vị trí nào, công ty cũng đều yêu cầu bằng cấp từ đại học và kinh nghiệm từ ít nhất 2-3 năm trở lên. Đây là hai yếu tố đi liền với phúc lợi và các đãi ngộ cao hơn. Đồng thời họ cũng sẽ đảm nhận những công việc chuyên môn cao hơn, phức tạp hơn.
Trên các tin tuyển dụng, các vị trí chuyên viên thường có tên công việc đi kèm với từ Executive hoặc Supervisor (Sales Executive – Chuyên viên kinh doanh; Marketing Executive – Chuyên viên Marketing…).
-
Nhân viên là gì? Chuyên viên khác nhân viên như thế nào?
Nhân viên đơn giản là người lao động làm việc tại các vị trí mà họ được tuyển dụng. Kể từ khi là ứng viên, bạn sẽ trải qua quá trình tuyển dụng. Trong đó bao gồm vòng đơn, vòng phỏng vấn/kiểm tra,… Sau khi đạt các tiêu chí nhà tuyển dụng đề ra và thoả thuận được những điều khoản hợp lý, bạn sẽ chính thức trở thành nhân viên của tổ chức. Nhân viên sẽ chuyên trách một hoặc nhiều công việc cụ thể nhưng dưới sự giám sát và chỉ đạo của các cấp cao hơn.
-
Sự khác biệt giữa chuyên viên và nhân viên
Đọc qua định nghĩa hẳn bạn cũng đã thấy chuyên viên khác nhân viên như thế nào. Chuyên viên và nhân viên đều là những nhân tố quan trọng và cần thiết trong công ty. Tuy nhiên chuyên viên sẽ là người có vị trí và vai trò cao hơn nhân viên.
Chuyên viên đảm nhiệm các công việc đòi hỏi chuyên môn cao. Họ cũng là người định hướng và ra quyết định trong nhiều công việc được cấp trên yêu cầu. Tại nhiều doanh nghiệp vị trí chuyên viên còn được phân hoá thành chuyên viên cao cấp và chuyên viên chính. Yêu cầu công việc của chuyên viên cũng cao hơn nhân viên. Đi đôi với đó là mức đãi ngộ hấp dẫn hơn.
Nhân viên là nhân sự cấp cơ sở. Nhân viên có trách nhiệm và vai trò thực hiện tốt nhiệm vụ của mình và làm các yêu cầu khác do cấp trên giao phó. Nhân viên không có vai trò quản lý nên sẽ không được ra quyết định mà chỉ có ý kiến đóng góp và xây dựng. Nhiều vị trí nhân viên không yêu cầu bằng cấp/ kinh nghiệm. Bởi tùy vào tính chất công việc mà nhân viên có thể được đào tạo từ đầu hoặc vừa học vừa làm.
-
Bản chất công việc giữa chuyên viên và nhân viên khác nhau như thế nào?
4.1. Công việc nhân viên,Chuyên viên khác nhân viên như thế nào?
Mô tả công việc chung của vị trí nhân viên thường xoay quanh:Đảm nhiệm các công việc hành chính như giấy tờ, hợp đồng, thuế,…Thực thi phát triển các kênh cộng đồng của công ty theo kế hoạch đã đề ra từ trước,Chăm sóc khách hàng thân thiết và các đối tác vừa và nhỏ của doanh nghiệp.Đề xuất các ý tưởng để cùng nâng cao chất lượng kế hoạch.Một số công việc khác nếu cấp trên yêu cầu thêm
Đây đều là các công việc không cần đỏi hỏi chuyên môn quá cao nên bạn có thể dành thời gian để vừa làm, vừa tiếp thu thêm những cái mới cho bản thân trong công việc. Hầu như mọi ngành đều có vị trí nhân viên, như nhân viên nhập liệu, nhân viên tín dụng ngân hàng…
4.2. Công việc chuyên viên
Ngược lại, công việc của chuyên viên sẽ đòi hỏi mức độ kinh nghiệm cao hơn cũng như phạm vi công việc chuyên sâu hơn:Nghiên cứu, phân tích và định hướng phát triển cũng như lập kế hoạch kinh doanh trong ngắn hạn và dài hạn cho doanh nghiệp.Xây dựng mối quan hệ với các khách hàng, đối tác lớn như các tập đoàn, tổ chức,…
Quản trị nhân sự bên dưới và trao đổi công việc với các phòng ban khác trong công ty để đảm bảo tiến độ công việc tốt nhất.Báo cáo mức độ hoàn thành công việc cũng như kết quả công việc cho cấp trên là các giám đốc, quản lý cấp cao,…Các công việc chuyên viên có thể kể đến chuyên viên tuyển dụng, chuyên viên pháp lý, chuyên viên nhân sự…
-
Bật mí các yêu cầu để trở thành chuyên viên hoặc nhân viên
Nếu bạn quan tâm và muốn trở thành một chuyên viên thì một trong những điều đầu tiên cần xem xét là trình độ học vấn. Theo một thống kê đã chỉ ra rằng hầu hết chuyên viên có bằng cử nhân đại học trở lên, trong đó nhiều người có bằng thạc sĩ liên quan.
Không thể phủ nhận, bạn vẫn có thể trở thành một chuyên viên chỉ với bằng cấp trung học phổ thông, nhưng đó sẽ là một con đường nỗ lực không hề dễ dàng khác, đòi hỏi phải có mức độ trải nghiệm sâu rộng.
Chọn đúng chuyên ngành cũng là một bước quan trọng khi nghiên cứu cách trở thành Chuyên gia. Bên cạnh đó, các kỹ năng như quản lý thời gian, xây dựng kế hoạch và chiến lược, phân tích các dữ liệu và khả năng giao tiếp, thuyết trình,…cũng là những yêu cầu nên có ở một người chuyên viên.
-
Mức thu nhập chuyên viên và nhân viên có cao không?
Chắc hẳn bên cạnh việc xác định công việc của chuyên viên và nhân viên thì mức chi trả trung bình cho hai cấp bậc này cũng là vấn đề được quan tâm nhiều hơn cả.
Theo tổng hợp thống kê con số thu nhập từ nhiều quy mô doanh nghiệp và các lĩnh vực ngành nghề khác nhau thì mức lương trung bình hàng tháng của chuyên viên cao hơn nhân viên cùng ngành ở khoảng 5 triệu đồng/tháng.
Chẳng hạn nếu nhân viên chăm sóc khách hàng của ngành làm đẹp có mức thu nhập 7 triệu đồng/tháng thì chuyên viên có thể nhận mức 12 triệu đồng/tháng. Bên cạnh đó chuyên viên cấp cao cũng sẽ có mức lương nhỉnh hơn một chút so với chuyên viên thông thường.
Viên chức được phân loại như thế nào?
Nếu như trước đây, theo quy định tại Điều 3 Nghị định 29/2012/NĐ-CP, Chính phủ phân loại viên chức theo 02 tiêu chí: Theo vị trí việc làm: Viên chức quản lý, viên chức không giữ chức vụ quản lý gồm những người chỉ thực hiện chuyên môn nghiệp vụ theo chức danh nghề nghiệp trong đơn vị sự nghiệp công lập;
– Theo chức danh nghề nghiệp trong từng lĩnh vực hoạt động với các cấp độ từ cao xuống thấp: Hạng I, hạng II, hạng III, hạng IV.
Tuy nhiên, hiện nay, theo quy định tại Điều 3 Nghị định 115, Chính phủ đã thay đổi các tiêu chí phân loại viên chức:
– Theo chức trách, nhiệm vụ: Viên chức quản lý và viên chức không giữ chức vụ quản lý;
– Theo trình độ đào tạo: Viên chức giữ chức danh nghề nghiệp có yêu cầu trình độ đào tạo tiến sĩ, thạc sĩ, đại học, cao đẳng, trung cấp.
Có thể thấy, việc phân loại viên chức không còn căn cứ vào hạng chức danh nghề nghiệp nữa. Theo đó, về chức danh nghề nghiệp của viên chức, khoản 2 Điều 28 Nghị định 115 nêu rõ:
Căn cứ vào mức độ phức tạp công việc của chức danh nghề nghiệp các chức danh nghề nghiệp viên chức trong cùng một lĩnh vực sự nghiệp được xếp loại từ cao xuống thấp như sau:
– Chức danh nghề nghiệp hạng I;
– Chức danh nghề nghiệp hạng II;
– Chức danh nghề nghiệp hạng III;
– Chức danh nghề nghiệp hạng IV;
– Chức danh nghề nghiệp hạng V (mới).
So với 04 hạng trước đây, hiện nay, viên chức được xếp theo 05 hạng chức danh nghề nghiệp gồm các tiêu chuẩn sau:
– Tên của chức danh nghề nghiệp;- Nhiệm vụ bao gồm những công việc cụ thể phải thực hiện có mức độ phức tạp phù hợp với hạng chức danh nghề nghiệp;- Tiêu chuẩn về đạo đức nghề nghiệp, trình độ đào tạo, bồi dưỡng, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ.
Xem thêm: Tổng hợp 14 điểm mới của Nghị định 115/2020 về viên chức.Khi nào viên chức chuyển sang công chức?Chuyển đổi giữa viên chức và công chức được quy định thế nào?
Theo khoản 5 Điều 1 Luật sửa đổi Luật Cán bộ, công chức, viên chức công tác tại đơn vị sự nghiệp công lập còn có thể được người đứng đầu cơ quan quản lý công chức quyết định tiếp nhận vào làm công chức nếu đáp ứng các tiêu chuẩn, điều kiện của vị trí việc làm:
– Nếu không trong thời hạn xử lý kỷ luật; không trong thời hạn thực hiện các quy định liên quan đến kỷ luật; Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên và có từ đủ 05 năm trở lên, tính từ thời điểm được tuyển dụng, không kể thời gian tập sự công tác ở vị trí việc làm yêu cầu trình độ đào tạo đại học trở lên (theo khoản 3 Điều 1 Thông tư 03/2019/TT-BNV).
Ngoài ra, tại khoản 11 Điều 1 Nghị định 161/2018, viên chức trong các đơn vị sự nghiệp công lập còn phải đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) bắt buộc không kể thời gian tập sự, thử việc, nếu có thời gian công tác có đóng BHXH bắt buộc không liên tục mà chưa nhận trợ cấp BHXH một lần thì được cộng dồn.
Như vậy, để được chuyển sang công chức, viên chức phải đáp ứng những điều kiện nêu trên.Chuyển đổi giữa viên chức và công chức được quy định thế nào? (Công chức có được xét chuyển sang viên chức không?
Không chỉ viên chức được xét chuyển sang công chức mà ngược lại, công chức hoàn toàn có thể chuyển sang viên chức nếu đáp ứng các điều kiện để được tuyển dụng viên chức đã nêu ở trên: Có đơn đăng ký dự tuyển, có quốc tịch và cư trú tại Việt Nam, có lý lịch rõ ràng…
Đồng thời, theo quy định tại Điều 13 Nghị định 115, công chức nếu muốn được xem xét tiếp nhận vào làm viên chức còn phải đáp ứng các điều kiện sau:
– Đang là công chức cấp xã:
Có ít nhất 05 năm công tác ở vị trí việc làm yêu cầu trình độ đào tạo đại học trở lên phù hợp với yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển dụng;
Có đóng BHXH bắt buộc không kể thời gian tập sự, thử việc. Nếu có thời gian công tác có đóng BHXH bắt buộc không liên tục mà chưa nhận trợ cấp BHXH một lần thì được cộng dồn;
– Đã từng là công chức sau đó được chuyển đến làm việc tại lực lượng vũ trang, cơ yếu, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ….
Khi đó, những người này phải chuẩn bị hồ sơ gồm: Sơ yếu lý lịch viên chức, được lập chậm nhất là 30 ngày trước ngày nộp hồ sơ, có xác nhận của cơ quan, tổ chức, đơn vị đang công tác;
– Bản sao các văn bằng, chứng chỉ theo yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển dụng; Giấy chứng nhận sức khỏe cấp chậm nhất là 30 ngày trước ngày nộp hồ sơ;
– Bản tự nhận xét, đánh giá của người được đề nghị tiếp nhận về phẩm chất chính trị, đạo đức, trình độ và năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, quá trình công tác có xác nhận của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị công tác.
Đặc biệt, khi xem xét tiếp nhận công chức vào làm viên chức không giữ chức vụ quản lý thì phải thành lập Hộ đồng kiểm tra, sát hạch; nếu tiếp nhận để bổ nhiệm làm viên chức quản lý thì không phải thực hiện sát hạch nhưng phải đáp ứng đầy đủ tiêu chuẩn, điều kiện bổ nhiệm.